Giáo viên không được đào tạo và thiếu lòng yêu thương sẽ dẫn tới những hệ quả...

  • Đăng ngày 28/02/2017
  • 3274 lượt xem
Câu chuyện về cô giáo dùng dép tát vào mặt những đứa trẻ mới đang chập chững rời vòng tay mẹ mấy ngày vừa qua chắc không khỏi khiến nhiều người bức xúc và đặt câu hỏi:

Câu chuyện về cô giáo dùng dép tát vào mặt những đứa trẻ mới đang chập chững rời vòng tay mẹ mấy ngày vừa qua chắc không khỏi khiến nhiều người bức xúc và đặt câu hỏi:

"ĐẾN KHI NÀO CÔ GIÁO MỚI THÔI TÁT HỌC SINH?!"

Không bàn đến nguyên nhân tại sao hay xử phạt những cô giáo ấy, những ngôi trường ấy như thế nào, điều quan trọng hơn là Làm sao để những câu chuyện buồn ấy sẽ không xảy ra nữa.
Những điều chia sẻ dưới đây là một góc nhìn đứng ở góc độ xuất phát từ các mô thức của Lãnh đạo bản thân – The leader in me (TliM) mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh, với các thầy cô giáo, các chuyên gia giáo dục.
Đã từ lâu quan điểm “Sai là phải phạt” trở thành một điều hiển nhiên được công nhận ở trường học, ở gia đình mà phụ huynh, thầy cô hay học sinh đều đồng tình. Quan điểm này không sai nhưng phạt như thế nào, kỷ luật ra sao và nhằm mục đích gì? Nếu chỉ là viết vài bản kiểm điểm hay cho nghỉ học vài hôm thì liệu có tác động đến học sinh để các con thay đổi cách hành xử, trở nên ngoan hiền và dễ bảo hơn thật hay không?


Không một đứa trẻ nào khi sinh ra đã mang mác là một đứa trẻ hư. Tại sao chúng ta không trao cho các em học sinh kỹ năng quan trọng nhất khi bị bạn chơi xấu, khi chuyện xảy ra không theo ý mình, khi bị cô giáo mắng oan,... đó là kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
Trong chương trình TliM, chúng tôi có dạy các em về kỹ năng “Tạm dừng phản ứng”: trước bất kỳ 1 vấn đề gì, các em sẽ có một chiếc gậy nhỏ (hoặc chỉ đơn giản là động tác chỉ tay “ấn nút” tạm dừng trên trán) để tạm thời đừng phản ứng trước bất cứ chuyện gì, mà phải dừng lại suy nghĩ. Những lúc bị bạn chơi xấu hãy cố gắng nghĩ ra những điểm tốt của bạn, nghĩ ra tại sao mình lại chơi với bạn và nghĩ nếu mình phản ứng lại thì chuyện gì sẽ xảy ra.


Đứng ở góc độ thầy cô giáo, không phải ai khi lựa chọn đi theo con đường giáo dục này cũng sẽ nghĩ có ngày mình lại đứng tát học sinh, đánh bọn trẻ một cách cay cú như vậy. Cũng phải tính đến các yếu tố khách quan tác động như thái độ của học sinh, áp lực công việc,.. vậy tại sao chúng ta cũng quên luôn không đào tạo kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho các thầy cô để khi các tình huống bất thường ập tới sẽ không có những hành động đáng tiếc xảy ra?!
Không thể kỳ vọng sự thay đổi ở học sinh nếu giáo viên vẫn như cũ. Bởi vậy, TliM với 5 mô thức khác biệt về: giáo dục, tiềm năng, động lực, sự thay đổi và tinh thần lãnh đạo bản thân, góp phần tạo nên sự chuyển đổi toàn diện trong cách giáo viên nhìn nhận, đánh giá và khuyến khích học sinh. Bên cạnh đó, TliM trao cho giáo viên nhiều công cụ để có thể sử dụng linh hoạt trong các tình huống sư phạm. Hy vọng với những công cụ này, cách tư duy mới này cộng thêm cái TÂM của một người giáo viên luôn cố gắng làm tốt công việc vì nghề và vì học sinh, những câu chuyện buồn sẽ không phải xảy ra.