Không phải là tri thức - Đây là 8 điều cần có trong lớp học ngày nay

  • Đăng ngày 12/10/2016
  • 1915 lượt xem
Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu giảng dạy, tôi nhớ đã thực sự vật lộn với các tiết khoa học. Bây giờ sau chương trình TLIM thì tôi thấy rằng tiết học khoa học sẽ tốt hơn nếu tôi không phải cố nói thật nhiều.

1. Tiếng nói – Học sinh cần cơ hội để không chỉ học hỏi từ những người khác mà còn chia sẻ kiến thức của mình với những người khác.

2. Biết lựa chọn – Đây không chỉ là cách học, mà còn là cách mà học sinh hiểu về việc Tại sao ta phải học tập? Tại sao ta cần điều này? Tại sao ta lại chọn làm hành động đó?

3. Dành thời gian để liên hệ thực tiễn - Nhiều thầy cô cảm thấy họ đang bị thiếu thời gian trong công việc, nhưng tôi nghĩ rằng thời gian để kết nối và liên hệ thực tiễn về những gì đang được học thật sự cần phải có và chúng ta có thể thu xếp được.

4. Cơ hội cho Sáng tạo – Việc của giáo viên là hãy khuyến khích và trao cho trẻ thật nhiều cơ hội để sáng tạo, thực hành theo điều mà trẻ mong muốn.

5. Hãy để trẻ học cách đặt câu hỏi – Trong giáo dục, học sinh chấp nhận mọi điều mà giáo viên đã chia sẻ, không phải là một điều tốt hoàn toàn. Người thầy của tôi, cũng là sếp trước đây đã bảo tôi: “Không bao giờ để cho ông làm một việc gì đó mà không đặt câu hỏi cho ông ấy và chia sẻ suy nghĩ của tôi”. Lý do là Ông muốn những ý tưởng tốt nhất, không phải ý tưởng của của mình ông ấy. Ông muốn tôi đặt câu hỏi. Ông muốn thành công. Vì thế, chúng tôi cần phải có những học sinh có thể đặt câu hỏi và thách thức những gì họ nhìn thấy, nhưng luôn luôn theo một cách tôn trọng.

Hãy khuyến khích và trao cho trẻ thật nhiều cơ hội để sáng tạo, thực hành theo điều mà trẻ mong muốn

6. Sự Tìm Tòi – Thay vì “học đối phó” hãy khuyến khích học sinh một ý tưởng rằng chúng cần “Tìm ra vấn đề”; có khả năng tìm ra thách thức khó khăn và sau đó có thể giải quyết những vấn đề đó. Ví dụ như để giải 1 bài toán, chúng ta có thể làm theo cách trong sách giáo khoa giống hệt nhau nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn tìm kiếm một cách giải mới.

7. Tự đánh giá – Thay vì bỏ thời gian để làm các bản báo cáo giúp người khác hiểu học sinh đang làm được gì. Hãy dành thời gian đó để giúp học sinh biết cách tự đánh giá bản thân.

8. Học tập kết nối – Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu giảng dạy, tôi nhớ đã thực sự vật lộn với các tiết khoa học. Bây giờ sau chương trình TLIM thì tôi thấy rằng tiết học khoa học sẽ tốt hơn nếu tôi không phải cố nói thật nhiều. Tiết học khoa học diễn ra đầy màu sắc với những tham luận của các nhóm phân tích từng phần về những gì các em đã đọc từ sách và tìm kiếm trên Mạng Internet để trả lời cho các câu hỏi định hướng của tôi. Chúng tự tin trình bày và “dạy” lại cho các nhóm khác về những gì chúng tìm hiểu được, cuối cùng thì các bài tập được giải quyết mà chính tôi cũng ngạc nhiên với nhiều kiến thức mới.