11 Thói quen của người giáo viên hiệu quả

  • Đăng ngày 09/05/2017
  • 5222 lượt xem
Hãy đọc 11 thói quen tích cực của một giáo viên hiệu quả dưới đây bạn sẽ thấy “lối đi ngay dưới chân mình”…

1. YÊU THÍCH CÔNG VIỆC GIẢNG DẠY

Giảng dạy có nghĩa là một công việc cực kì hứng thú và như một phần thưởng của cuộc đời (mặc dù những yêu cầu của nó khiến bạn cảm thấy kiệt sức). Bạn chỉ nên trở thành giáo viên nếu như bạn có lòng yêu con trẻ và quan tâm tới chúng bằng cả trái tim.

2. TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT
Tôi đã từng nghe một câu thành ngữ “Với một nguồn sức mạnh vĩ đại, sẽ dẫn đến trách nhiệm vĩ đại”. Khi là một giáo viên bạn cần nhận thức và nhớ rằng trách nhiệm của bạn luôn đi cùng với công việc. Một khi mục đích của bạn có thể là: Tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời học sinh. Bạn phải làm như thế nào? Hãy làm cho chúng cảm thấy đặc biệt, an toàn và thân thiện, khi chúng ở trong lớp học của bạn. Hãy tạo nên những ảnh hưởng tích cực trong cuộc đời của chúng.

3. LAN TỎA CẢM XÚC TÍCH CỰC.
Mang đến một nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày đến lớp. Bạn có một nụ cười thật đẹp vì thế đừng đánh mất nó, hãy để nó được tỏa sáng nhiều nhất có thể.

4. HÃY QUAN TÂM ĐẾN TỪNG CÁ NHÂN
Hãy tìm hiểu học sinh của mình và sở thích của chúng để bạn có thể tìm ra cách liên kết chúng lại. Bạn cũng đừng quên nói với chúng về chính bạn! Cũng như vậy, điều quan trong bạn cần biết phong cách học của chúng để bạn có thể mang đến kiến thức cho từng cá nhân học sinh. Thêm vào đó, bạn cũng nên biết thêm về cha mẹ chúng. Nói chuyện với phụ huynh học sinh không nên bị coi là bắt buộc, hãy coi đó là niềm vinh dự. Khi bắt đầu năm học, hãy để học sinh nhận được một thông điệp vô cùng ý nghĩa rằng “thầy cô luôn ở đây, bên cạnh con – mọi lúc, mọi nơi”.

5. TOÀN TÂM TOÀN Ý 100%
Bất cứ khi nào bạn đang giảng bài, viết nhận xét hoặc đề nghị sự hỗ trợ từ đồng nghiệp – hãy dành toàn tâm toàn ý vào nó. Bạn làm như vậy đơn giản vì bạn yêu công việc giảng dạy chứ không phải bạn cảm thấy bắt buộc phải làm nó.

6. LUÔN CÓ KẾ HOẠCH
Không bao giờ cho phép mình quên chấm, chữa bài hoặc sản phẩm của học sinh. Hãy cố gắng hết sức của mình, đừng để điều đó đóng khung và lớn lên trong tiềm thức của bạn. Nó sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian trên con đường sự nghiệp. Nó cũng rất quan trọng để duy trì các giáo án và kế hoạch giảng dạy.

7. TƯ DUY MỞ
Là một giáo viên, rất nhiều lần bạn bị dự giờ một cách chính thức và không chính thức (Đó cũng là lí do vì sao lúc nào bạn cũng phải dành 100% tâm huyết cho việc giảng dạy). Bạn thường nhận được sự đánh giá hoặc phê bình từ phía sếp của bạn, các đồng nghiệp, phụ huynh và thậm chí là cả học sinh. Thay vì cảm thấy đó là một sự thật “đắng lòng” khi một ai đó phê phán tiết dạy của bạn, hãy cởi mở khi nhận được những lời phê bình mang tính xây dựng và sửa lại giáo án của mình.

8. LUÔN ĐẶT RA TIÊU CHUẨN
Tạo ra các tiêu chuẩn cho học sinh và cho chính bản thân bạn. Từ khi bắt đầu công việc giảng dạy, hãy chắc chắn rằng học sinh biết điều gì là được chấp nhận và điều gì là không.

9. NUÔI DƯỠNG KHÁT KHAO
Một giáo viên hiệu quả là người sáng tạo nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải tạo ra tất cả mọi thứ. Bạn hãy bắt đầu từ những thứ tưởng chừng như rất đơn giản! Hãy tìm kiếm nguồn cảm hứng từ các nguồn tư liệu mà bạn có thể. Nó có thể ở trong một cuốn sách về giáo dục, Pinterest, YouTube, Facebook, blogs, hoặc cái mà bạn có, hãy tiếp tục tìm kiếm và mang nó đến lớp học của mình!

10. KHUYẾN KHÍCH SỰ THAY ĐỔI
Trong cuộc sống, không phải mọi thứ lúc nào cũng diễn ra như đúng kế hoạch ban đầu. Đây là điều hoàn toàn chính xác khi bạn bắt đầu công việc giảng dạy. Hãy linh hoạt hơn và đối phó với sự thay đổi khi nó xuất hiện. Một giáo viên hiệu quả không bao giờ phàn nàn về sự thay đổi khi nhà trường có một hiệu trưởng mới. Một giáo viên hiệu quả không cảm thấy cần thiết phải so sánh họ đã có những gì khi làm việc ở công việc trước hoặc so sánh học sinh khóa trước với học sinh hiện tại. Thay vì cảm thấy stress với sự thay đổi, hãy đón nhận nó bằng cả hai tay và thể hiện rằng bạn là người có khả năng đối phó với bất kì điều gì xảy đến trong cuộc đời mình.

11. TẠO NÊN NHỮNG KHOẢNG THỜI GIAN SUY NGẪM
Một giáo viên hiệu quả luôn suy ngẫm về việc giảng dạy của mình trong vai trò của một giáo viên. Hãy nghĩ về cái mà mình đã làm tốt và cái mà mình phải thay đổi trong giờ học tiếp theo.