Cha mẹ can thiệp vào việc học của con lợi hay hại ??

  • Đăng ngày 15/12/2016
  • 2496 lượt xem
Một nghiên cứu có quy mô lớn tiến hành tại Mỹ cho thấy các bậc cha mẹ tham gia quá nhiều vào việc học của con đôi khi có hại nhiều hơn lợi.

Một nghiên cứu có quy mô lớn tiến hành tại Mỹ cho thấy các bậc cha mẹ tham gia quá nhiều vào việc học của con đôi khi có hại nhiều hơn lợi.

Theo các chuyên gia tâm lý, thông thường những đứa trẻ thành công là những đứa trẻ có cha mẹ luôn đặt kỳ vọng và sau đó lùi lại để con chủ động thực hiện.

Dưới đây là một vài phương pháp gợi ý để cha mẹ rèn cho con tính tự lập trong học tập":
1. Tin vào con
2. Khuyến khích tiến độ, quá trình và nỗ lực
3. Tạo cơ hội cho con độc lập
4. Tạo không gian học tập

Dẫn nguồn bài viết từ Thanhnien.vn:

Rèn tính tự lập cho con

Một nghiên cứu có quy mô lớn tiến hành tại Mỹ cho thấy các bậc cha mẹ tham gia quá nhiều vào việc học của con đôi khi có hại nhiều hơn lợi.

Ví dụ, giúp con làm bài tập ở trường để con không bị điểm thấp hoặc luôn trao đổi với giáo viên để tìm ra biện pháp kỷ luật để phạt khi con không làm bài tốt có thể khiến trẻ lo lắng nhiều hơn, thậm chí không mang lại tác động tích cực nào cả.
Mặc dù theo sát nhu cầu của trẻ và hỗ trợ quá trình học tập của trẻ rất quan trọng, nhưng để con phát triển tối ưu, vấn đề mà cha mẹ cần phải làm là giúp con trở thành những người độc lập trong học tập. Theo các chuyên gia tâm lý, thông thường những đứa trẻ thành công là những đứa trẻ có cha mẹ luôn đặt kỳ vọng và sau đó lùi lại để con chủ động thực hiện. Một số phương pháp sau có thể giúp trẻ trở nên tự chủ trong học tập.

Tin vào con
Hãy để cho con biết rằng bạn có niềm tin vào khả năng của con. Trẻ có cha mẹ luôn giúp đỡ làm bài tập hoặc giúp nghiên cứu, thử nghiệm hay tạo ra các dự án cho trường, cho lớp sẽ cảm thấy phụ thuộc vào sự hỗ trợ đó nên trẻ không chắc chắn về bản thân. Hãy nói với con: “Bố/mẹ biết con có thể làm được điều này!”; “Con là những hình ảnh của sự kiên trì, hãy tiếp tục cho đến khi tìm ra nó”; “Bố/mẹ tin rằng rồi con cũng sẽ đạt được điều đó!”. Luôn cho phép con đương đầu với thách thức chứ không phải sắn tay vào làm cho con. Bạn sẽ biết khi nào con thực sự cần đến sự giúp đỡ của mình, theo Knowmore.
Khuyến khích tiến độ, quá trình và nỗ lực

Thật dễ dàng để thiết lập thói quen khen thưởng kết quả học tập của con. Ví dụ, “Mẹ/bố rất tự hào khi con đạt được thành tích này, và con nhận món quà này vì bài kiểm tra vừa rồi đạt kết quả tốt”. Nhưng khi làm điều này, bố mẹ đã đặt trọng tâm vào kết quả hơn là sự tiến bộ của con, và con thì cảm thấy phải làm bất cứ mọi giá để có được kết quả đó, thậm chí có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác hoặc gian lận. Thay vì khen thưởng, hãy khen ngợi con vì những nỗ lực mà con đạt được suốt quá trình học tập. Khi nghe những lời khen, động viên, khích lệ, tinh thần của con sẽ phấn chấn lên và con có nhiều khả năng làm điều đó thêm một lần nữa và quan trọng là con đã bắt đầu có niềm tin vào bản thân.
Tạo cơ hội cho con độc lập
Khi con còn nhỏ, nên cho phép con chủ động. Hãy để con tự chọn quần áo của mình (thậm chí quần áo đó không phù hợp), tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy (ngay cả khi đã gấp rồi vẫn trông luộm thuộm), tư rót nước uống (cho con một cái khăn để thấm nếu chẳng may nước tràn ra ngoài)... Những nhiệm vụ nho nhỏ đó rất có hiệu lực với trẻ. Khi con lớn hơn, yêu cầu con hoàn thành nhiều trách nhiệm hơn, bởi nhờ những nhiệm vụ đó, con sẽ có được những kỹ năng và niềm tin vào bản thân mình để bước về phía trước một cách tự tin.


Tạo không gian học tập
Trẻ em thường phát triển mạnh các khả năng trong một căn phòng yên tĩnh, vì vậy hãy hỏi con để xác định những gì con thật sự cần thiết trong không gian của mình để con làm việc một cách tốt nhất. Ví dụ, con có thể cần bút, giấy, băng keo, một cuốn sách, một máy tính hay một đài nghe nhạc cổ điển. Nói chuyện cùng con và sau đó cho phép con tạo ra không gian mà con cần. Bằng cách này, con có thể tiếp tục tập trung vào việc học chứ không phải yêu cầu cha mẹ phải đứng kè kè bên cạnh để quan sát, giúp đỡ.


Ngọc Khuê/Thanhnien.vn