8 điều cần tìm thấy trong lớp học ngày nay

  • Đăng ngày 19/11/2015
  • 2376 lượt xem
Theo tôi nghĩ rằng lãnh đạo nhà trường có thể mô tả những gì họ đang tìm kiếm trong trường thế nhưng tôi thì muốn tìm những thứ trong lớp tôi trước đã.

Theo tôi nghĩ rằng lãnh đạo nhà trường có thể mô tả những gì họ đang tìm kiếm trong trường thế nhưng tôi thì muốn tìm những thứ trong lớp tôi trước đã. Và tôi đã nghĩ ra 8 điều mà tôi thực sự muốn nhìn thấy trong lớp học của mình ngày nay. Tôi vẫn biết rằng học sinh học tập một cách tập trung nhưng đơn giản là học sinh được có một không gian riêng tạo cơ hội để các con theo đuổi sở thích của họ và khám phá những niềm đam mê ấy. Và giáo viên vẫn cần đảm bảo rằng việc học tập đều ổn định và tốt nhất.

1 class size L
Will Richardson đã có một bình luận trên một bài viết gần đây về vấn đề này:

… Chúng ta cần giáo viên là người thầy trong việc tạo ra những ý nghĩa to lớn hơn về các mục tiêu riêng của học sinh để các con hiểu. Giáo viên tập trung vào việc giúp học sinh phát triển khả năng và thật chi tiết những điều cần thiết để học sinh thành công trong bất kể chủ đề hoặc nội dung hoặc chương trình giảng dạy nào.

Chúng ta cũng cần biết rằng cần tạo một khoảng không gian cho học sinh có thể tự do để học hỏi, không có một sự giảng dạy nào đến một cách tự nhiên và sâu sắc bằng việc tự học hỏi. Mà để thực hiện được điều đó, rõ ràng giáo viên cần thực sự lùi lại một bước để tạo cơ hội trải nghiệm ở các con, chúng ta cần thay đổi trong suy nghĩ.

Vậy những thứ mà chúng ta cần tìm thấy trong một lớp học hiện nay là gì? :

1. Tiếng nói – Học sinh cần cơ hội để không chỉ học hỏi từ những người khác mà còn chia sẻ học tập của mình với những người khác. Chúng ta sống trong một thế giới mà mọi người đều có một tiếng nói và nếu chúng ta không dạy cho học sinh của mình để có thể sử dụng hiệu quả thì chúng chắc chắn sẽ gặp những khó khăn. Đối với tôi, điều này thật đơn giản nhưng rất cần thiết.

2. Biết lựa chọn – Đây không chỉ là cách học, mà còn là cách mà họ hiểu về một vấn đề. Làm thế nào để học sinh tiếp tục việc học của mình và đồng thời vẫn hiểu được mục tiêu cuối cùng của quá trình ấy là gì?. Trong suốt những năm đầu tiên của trường đại học tôi đã học thật tệ, nhưng trong vài năm cuối cùng của tôi cả lớp đều đã tốt hơn so với trước đó. Sự khác biệt là gì? Tôi thật sự quan tâm những gì tôi đã trải nghiệm cái mà tôi cần cho học sinh của mình nhìn thấy đó là tầm quan trọng của học tập và lý do cốt lõi của nó.

3. Dành thời gian để liên hệ thực tiễn – Phòng học là một nơi cực kỳ bận rộn và tôi hiểu rằng nhiều thầy cô cảm thấy họ đang vội vã trong các chương trình giảng dạy, nhưng tôi nghĩ rằng thời gian để kết nối và liên hệ thực tiễn về những gì đang được học sẽ cung cấp cho học viên hiểu thật sâu sắc hơn bài học của mình. Tôi biết nhiều lớp học có thời gian đọc sách, thời gian trao đổi nghỉ ngơi hay đọc và chép vậy tại sao chúng ta không có thời gian để liên hệ với những điều thực tế đang diễn ra liên quan đến bài học? Điều này không chỉ dành cho học sinh, mà đối với giáo viên và các quản trị viên cũng đều có giá trị.

4. Cơ hội cho Sáng tạo – Gần đây tôi đã đến thăm Trường trung học Centennial Greystone trong “Tuần Sáng tạo” và thấy sinh viên đã tạo ra một thủy phi cơ (đây là chuyện có thật) sử dụng những thứ mà họ có xung quanh nhà. Họ đã trình diễn chiếc thủy phi cơ ở phòng tập thể dục và nó đã khiến mọi người xung quanh thấy thật thú vị. Những đứa trẻ ấy đang học lớp 9.
Khi tôi hỏi các học sinh về cơ hội này, họ đã nói với tôi rằng họ đã nhìn thấy một cái gì đó tương tự trên YouTube nhưng nó lại thiếu một vài yếu tố mà họ muốn thêm. Họ đã làm cho nó mới mẻ và tốt hơn. Tôi đã có thể tưởng tượng những gì các học sinh sẽ làm sau khi họ rời khỏi trường họ.

5. Các nhà tư tưởng mới – Trong giáo dục, học sinh chấp nhận mọi điều mà giáo viên đã chia sẻ, không phải là một cái gì đó mới, nhưng khi lớn lên những đứa trẻ sẽ chuyển sang trạng thái “yes” với mọi thứ xung quang và hoàn toàn mất đi sự độc đáo riêng có. Người thầy của tôi, cũng là sếp trước đây đã bảo tôi :”không bao giờ để cho ông làm một việc gì đó quyết đoán một mình với những ý tưởng của ông, mà không đặt câu hỏi cho ông ấy và chia sẻ suy nghĩ của tôi. Lý do là Ông muốn những ý tưởng tốt nhất, không phải ý tưởng của của mình ông ấy. Ông muốn tôi đặt câu hỏi. Ông muốn thành công. Vì thế, chúng tôi cần phải có những học sinh có thể đặt câu hỏi và thách thức những gì họ nhìn thấy, nhưng luôn luôn theo một cách tôn trọng.

6. Sự Tìm Tòi – Ewan McIntosh đưa ra khái niệm “học tập dựa giải quyết vấn đề” (học đối phó) liệu rằng thế có phải giải pháp hay? thay vào đó, ông tập trung cho học sinh một ý tưởng rằng chúng cần “Tìm ra vấn đề”; có khả năng tìm ra một số thách thức khó khăn và sau đó có thể giải quyết những vấn đề đó. Có một ví dụ hay về việc này đó là một câu chuyện trong môn toán, tất cả học sinh được kiểm tra bài đề có chung một câu trả lời giống nhau và đương nhiên giống hệt trong sách, đây là cách học giải quyết được vấn đề của bài giảng đã dạy trong những lần học trước, nhưng có 1 bài trả lời đã không chỉ dừng lại ở những gì trong sách mà có có một phân tích cụ thể là tại sao lại là kết quả này, có một cách giải khác thú vị hơn …v..v. cái đó gọi là sự tìm tòi.

7. Tự đánh giá – Một giáo viên chia sẻ, Tôi nghĩ rằng chúng ta dành quá nhiều thời gian để làm một bài báo cáo để nói cho người khác biết những gì học sinh của chúng tôi có thể làm và biết và không đủ thời gian để giúp học sinh hiểu được những điều mới hơn. Nếu bạn có thể viết trong một bản báo cáo rằng một học sinh có thể làm một cái gì đó vào tháng Mười, nhưng họ không thể làm điều đó vào tháng mười một, thì thật là tồi tệ. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên dành nhiều thời gian làm việc với học sinh để dạy họ làm thế nào để tự đánh giá và học sinh không chỉ làm điều đó cho họ.

8. Học tập kết nối – Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu giảng dạy, tôi nhớ đã thực sự vật lộn với các tiết khoa học. Đó là một chủ đề mà tôi thực sự yếu khi còn đi học và tiếp tục khi là một giáo viên. Bây giờ sau chương trình TLIM thì tôi thấy rằng tiết học khoa học sẽ tốt hơn nếu không có tôi. Tiết học khoa học diễn ra đầy màu sắc với những tham luận của các nhóm phân tích từng phần về những gì chúng đã đọc từ sách và tìm kiếm trên Mạng Internet để trả lời cho các câu hỏi định hướng của tôi cho mỗi phần của mỗi nhóm. Chúng tự tin trình bày và “dạy” lại cho các nhóm khác về những gì chúng tìm hiểu được, cuối cùng thì các bài tập được giải quyết mà chính tôi cũng ngạc nhiên với nhiều kiến thức mới.

Bây giờ tôi tin rằng tất cả những điều này là cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của học sinh trong tương lai, nhưng có một điều là quan trọng hơn với tất cả những điều này đó là học sinh của chúng ta là những người tốt. Một trong những điều mà tôi đã nói với các học sinh của mình “hơn và hơn cả những gì các con đang học là học cách luôn luôn đối xử với người khác bằng lòng tốt.

Cuối cùng, chúng ta hãy bắt đầu thực sự nhìn nhận những điều mình đang có trong lớp học và thử tìm kiếm xem, liệu có hay không những điều ở trên? Có một câu nói mà tôi đã rất tâm đắc từ lâu:”trong lớp học, thì học sinh không phải chỉ là học, chúng còn có thể dậy và chia sẻ những hiểu biết với nhau”. Học sinh cũng có thể học hỏi lẫn nhau nhiều điều trong vui chơi, những hành trình và cả những chuyến đi.